Vào giai đoạn từ bốn đến sáu tuổi, trẻ mong muốn được tách biệt và độc lập hơn với người lớn. Một trong những thách thức lớn nhất đối với bố mẹ và những người chăm sóc khác chính là sự tôn trọng nhu cầu tách biệt, chống lại những nỗi lo sợ luôn hiện diện trong suy nghĩ và hành động của con.
Cánh Diều nhận ra khi chơi mạo hiểm trong thời thơ ấu có thể giúp phát triển sự tự tin, khả năng phục hồi, điều hành và thậm chí cả kỹ năng quản lý rủi ro của trẻ. Vì vậy, làm thế nào để thúc đẩy việc tham gia vào các hoạt động vui chơi mang tính phiêu lưu nhưng giảm thiểu rủi ro và quản lý nỗi sợ hãi của trẻ và bố mẹ?
Để Cánh Diều PlaySchool gợi ý cho bố mẹ 3 cách đồng hành cùng trẻ vượt qua lo lắng khi tham gia vào các trò chơi mang tính phiêu lưu.
1. Nói “Có” với cuộc phiêu lưu
Trẻ em rất giỏi trong việc biết giới hạn của bản thân và tránh những rủi ro mà chúng chưa sẵn sàng về mặt thể chất hoặc tình cảm. Từ việc chạy xuống đồi hoặc học cách đi xe đạp, bạn có thể khuyến khích cảm giác khám phá của con mình bằng cách chọn nói: “Có!” để chơi mạo hiểm bất cứ khi nào có thể. Bố mẹ hãy bắt đầu tăng dần việc trao quyền cho trẻ để trẻ tự do chấp nhận những rủi ro lớn hơn, mắc một số sai lầm và giải quyết hậu quả. Mục tiêu không nên là loại bỏ rủi ro khi tham gia các hoạt động mang tính phiêu lưu. Trẻ cần học cách đối phó với những trường hợp rủi ro, hoặc phải đối mặt với những hậu quả lớn hơn nhiều.
2. Hãy là một đối tác trong trải nghiệm chơi của trẻ
Khi bố mẹ cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ thay vì chỉ đạo, hãy để trẻ phát triển sự tự tin, xây dựng khả năng phục hồi và tạo cơ hội để vượt qua thử thách.
Thay vì nói: “Hãy cẩn thận!”, Bạn có thể hỏi con: “Kế hoạch của con là gì? Hôm nay con sẽ làm gì? Con có thể sử dụng cụ gì? Ai sẽ ở bên con hoặc đi cùng con?“
Bằng cách tạo ra những câu hỏi sẽ giúp ích sự phát triển ngôn ngữ và tư duy phản biện của trẻ. Bố mẹ cần lên lịch vui chơi một cách đầy ngẫu nhiên và hỗ trợ khi thật sự cần thiết. Hãy tìm cách giữ an toàn khi cho phép trẻ chấp nhận rủi ro thích hợp và đẩy cao giới hạn cho trẻ. Nếu bố mẹ thành công, kết quả cuối cùng sẽ là một thế hệ trẻ tự tin, tự do! Không ngừng động viên và khuyến khích nếu trẻ còn rụt rè, hỗ trợ tạo ra các trò chơi và hoạt động giàu trí tưởng tượng của riêng mình, tốt nhất là bố mẹ nên sử dụng các yếu tố tự nhiên sẵn có như: Nước, que gỗ, đất và đá. Bố mẹ hãy tự tin sáng tạo ra các hoạt động và thực hiện song song khi trẻ ở nhà.
3. Hãy suy nghĩ như một nhân viên cứu hộ
Nhân viên cứu hộ chăm chú quan sát và chỉ can thiệp khi cần thiết. Thay vì kiểm soát hoặc làm gián đoạn dòng chảy trải nghiệm chơi của con, hãy giống như một nhân viên cứu hộ trong quá trình chơi mạo hiểm của trẻ. Cho phép những đứa trẻ do bạn chăm sóc chơi với sự can thiệp hạn chế. Điều chỉnh phản ứng của bạn tùy thuộc vào mức độ rủi ro liên quan đến lựa chọn chơi của trẻ. Bắt đầu với sự chú ý mở và chuyển sang chú ý tập trung hoặc bảo vệ tích cực, tùy thuộc vào những gì bố mẹ quan sát được.
Ngày nay, việc học bên ngoài với thiên nhiên của trẻ thường bị chi phối bởi các quy định như: Nhìn nhưng không chạm vào. Vì lo sợ nên bố mẹ phải bảo vệ những đứa con của mình bằng mọi giá. Sự kết nối với tự nhiên phụ thuộc vào những cuộc gặp gỡ trực tiếp, học thuyết đa giác quan. Đó là một công việc cần sự kiên trì, cố gắng mỗi ngày. Thay vì nói “không” ba mẹ hãy hãy hít thở sâu và cổ vũ cho trẻ khi các con muốn khám phá mọi thứ xung quanh.
Khi đến với Cánh Diều trẻ được tham gia vui chơi trong một không gian được thiết kế với nhiều các hoạt động mang tính phiêu lưu, khám phá sẽ giúp trẻ trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh, vượt qua chính mình và hoàn thiện về kỹ năng xử lý khi gặp rủi ro.