Khi bé được 6 tháng tuổi, sữa mẹ tiếp tục là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng vẫn chưa đủ. Mẹ cần cho bé làm quen với các loại thức ăn đặc, để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng của bé. Mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ăn những loại thức ăn đầu tiên sau khi trẻ bú hoặc giữa các lần bú để trẻ tiếp tục bú mẹ nhiều nhất có thể.
Thức ăn đầu tiên của bé
Khi bé được 6 tháng tuổi, bước vào giai đoạn tập nhai. Thức ăn đầu tiên của bé cần phải mềm để dễ nuốt, chẳng hạn như cháo, trái cây hoặc rau củ phải được nghiền thật kỹ. Mẹ có biết rằng, khi nấu cháo quá nhiều nước chất dinh dưỡng sẽ không nhiều, để nấu cháo bổ dưỡng hơn hãy nấu cho đến khi cháo cô đặc lại.
Cho bé ăn khi mẹ thấy bé có dấu hiệu đói, một số cử chỉ đơn giản như bé đưa tay lên miệng hay liếm môi… Sau khi rửa tay cho bé xong, mẹ hãy bắt đầu bằng cách cho bé ăn hai đến ba thìa thức ăn mềm, vào hai lần một ngày. Ở độ tuổi này, dạ dày của bé còn rất nhỏ nên mỗi bữa bé nhà mình chỉ ăn được một ít lượng thức ăn.
Hương vị của một loại thức ăn mới có thể làm bé ngạc nhiên. Mẹ hãy cho bé thời gian để làm quen và thật kiên nhẫn đừng ép bé ăn, sẽ có một vài dấu hiệu cho thấy bé nhà mình đã no và sau đó hãy ngừng cho bé ăn thêm mẹ nhé. Khi em bé nhà mình lớn lên, dạ dày cũng đã phát triển và bé có thể ăn nhiều thức ăn hơn trong mỗi bữa.
Giai đoạn bé từ 6 đến 8 tháng tuổi
Từ 6 đến 8 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ăn nửa chén thức ăn mềm vào hai đến ba lần một ngày. Bé nhà mình có thể ăn bất cứ thứ gì ngoại trừ mật ong, thứ khiến bé có nguy cơ bị ngộ độc cho đến khi bé được một tuổi. Mẹ có thể bắt đầu thêm một bữa ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như trái cây nghiền giữa các bữa khi ăn. Khi bé ăn nhiều thức ăn đặc hơn, mẹ nên tiếp tục cho bé bú lượng sữa như cũ.
Giai đoạn bé từ 9 đến 12 tháng tuổi
Từ 9 đến 12 tháng tuổi, bé nhà mình có thể ăn nửa chén thức ăn ba đến bốn lần một ngày, cộng với một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Bây giờ mẹ có thể bắt đầu cắt thức ăn mềm thành những miếng nhỏ thay vì nghiền nhỏ. Bé thậm chí có thể bắt đầu tự xúc thức ăn bằng các ngón tay của mình, tiếp tục cho bé bú bất cứ khi nào bé đói.
Mỗi bữa ăn cần đảm bảo cho bé dễ ăn và đầy đủ dinh dưỡng. Làm cho từng miếng ăn có giá trị. Thức ăn cần giàu năng lượng và chất dinh dưỡng. Ngoài ngũ cốc và khoai tây, hãy đảm bảo cho bé ăn rau và trái cây, các loại đậu và hạt, một ít dầu hoặc mỡ giàu năng lượng, và – đặc biệt là – thức ăn động vật (sữa, trứng, thịt, cá và gia cầm) mỗi ngày. Ăn nhiều loại thực phẩm mỗi ngày giúp bé có cơ hội tốt nhất để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu bé nhà mình từ chối thức ăn mới, mẹ đừng ép bé. Hãy thử lại sau một vài ngày. Mẹ cũng có thể thử trộn với thức ăn khác mà bé thích hoặc vắt một ít sữa mẹ lên trên.
Trong trường hợp bé không bú sữa mẹ bé sẽ cần ăn thường xuyên hơn, cần dựa vào các loại thực phẩm khác, bao gồm cả các sản phẩm từ sữa, để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
- Mẹ bắt đầu cho bé ăn thức ăn dạng đặc khi bé được 6 tháng tuổi, giống như nhu cầu của bé bú sữa mẹ. Bắt đầu với hai đến ba thìa thức ăn mềm và nghiền, bốn lần một ngày, điều này sẽ cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết mà không có sữa mẹ.
- Từ 6 đến 8 tháng tuổi, bé sẽ cần nửa chén thức ăn mềm bốn lần một ngày, cộng với một bữa ăn nhẹ lành mạnh.
- Từ 9 đến 11 tháng tuổi, bé sẽ cần nửa chén thức ăn từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, cộng với hai bữa ăn nhẹ lành mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 6 tháng tuổi có vai trò quyết định đến sức phát triển của trẻ sau này. Vì thế, ngoài sữa mẹ, khi bé được 6 tháng các bậc cha mẹ nên bắt đầu bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách bổ sung các dưỡng chất từ rau, củ quả, thịt cá, trứng phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,…
Thấu hiểu được lo lắng của ba mẹ, trong bữa ăn của bé tại môi trường song ngữ Cánh Diều luôn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và các khoáng chất giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ, cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Các bé được khuyến khích ăn uống đủ lượng và chất để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động cần thiết mỗi ngày.
Tuy nhiên, ở môi trường song ngữ Cánh Diều chủ trương không gượng ép việc ăn để đáp ứng tiêu chuẩn cân nặng.
Nguồn tham khảo (unicef.org)