Thời điểm này, trên các diễn đàn, mình thấy có rất nhiều phụ huynh đang có nhu cầu tìm trường mầm non cho con. Trong đó, Cánh Diều nhận được rất nhiều “recommend”. Vậy trường này có tốt không, cùng đọc tâm sự của mẹ có 3 con nhỏ học ở Cánh Diều Playschool nhé!
Ngày xưa mình rất mê anh Bill Gates, nên gần như tất cả các bài báo có tên anh mình đều đọc hết. Ấn tượng nhất là anh có chia sẻ: “Các con của tôi không dùng smartphone cho tới khi đủ 16 tuổi”. Điều kì lạ là các ngôi trường dành cho con cái của giới tỷ phú, môi trường giáo dục hoàn toàn không có công nghệ cao, dụng cụ học tập “cực kì thô sơ và giản dị”. Mình đã từng thắc mắc tại sao họ lại làm như thế, cuối cùng, mình nhận ra rằng, điều này sẽ giúp kích thích tư duy sáng tạo của con người.
Nếu bạn có sự hỗ trợ của công nghệ trong tầm tay, có khả năng rất cao bạn sẽ lười sáng tạo. Vì sao? Bởi tất cả mọi thứ cần tìm hiểu đã đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu “tiện” của con người rồi, không cần phải động não nghĩ nhiều thêm nữa (ví dụ như trước đây mình nhớ số điện thoại rất giỏi, nhưng giờ như thế nào thì chắc mọi người cũng biết rồi).
Nếu yêu thích quan điểm và định hướng giáo dục này, thì không cần các mẹ là tỷ phú vẫn có thể lựa chọn cho con cái của mình: mình xin recommend ngôi trường Voi Gấu đã theo học 6 năm, và em Cún của 2 anh sẽ tiếp tục theo trong vòng 5 năm tới. Đó là Cánh Diều PlaySchool.
1: Chương trình học và học liệu cực kỳ đa dạng
Tại trường, điểm nổi bật và được mình đánh giá cao nhất là chương trình học rất phong phú, các hoạt động ngoại khóa luôn được “motivate” hàng năm theo hướng tốt và tích cực hơn. Các hoạt động thể chất, vận động thô, vận động tinh,… hòa mình cùng thiên nhiên khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp các con học thêm được nhiều điều.
Chương trình học bản quyền của Fastrackid phối hợp chương trình “Song ngữ” – được thiết kế, tập huấn và đào tạo bởi Fastrackid Việt Nam: buổi sáng với giáo viên người Việt, buổi chiều với giáo viên bản ngữ, hoặc ngược lại.
Chương trình học tại Cánh Diều phong phú và đa dạng
Chương trình này mình thấy năng động và thực tế, mình thích hơn Montessori và cảm nhận con mình hợp với nó hơn. Tuy nhiên là cách triển khai giữa các trường đối với chung 1 chương trình bản quyền sẽ khác nhau, và đây là lúc để lựa ra trường nào thật sự đầu tư vào giáo dục – sáng tạo. Mình đã từng ngồi trao đổi với đơn vị cung cấp giáo viên bản ngữ cho trường, và việc tìm được giáo viên bản ngữ phù hợp cho trường thật sự cực kỳ khó khăn với họ. Bởi trường không muốn các con học với giáo viên theo kiểu flashcard – đọc/nhớ/hỏi và trả bài. Các giáo viên cần coi học sinh làm trung tâm, kiến thức được truyền tải thông qua giao tiếp 1:1 lần lượt xoay vòng và hòa mình vào cùng hoạt động của các bé chứ không áp dụng cách hỏi/đáp, ghi nhớ và trả bài theo hình ảnh. Cách này thì mình quá thích rồi, mặc dù để thấy hiệu quả thì khá lâu, nhưng sẽ khơi dậy được khả năng yêu thích tiếng anh và kiến thức của bé mà không áp lực hay học vẹt. Nhưng bù lại giáo viên phải linh hoạt trong tương tác, cực kỳ vất vả, kiên nhẫn và sẽ có nhiều bạn không trụ lại được vì quá mệt, các bé hỏi đi hỏi lại, có lúc không tập trung và xoay thầy như chong chóng. Điều này đương nhiên dẫn đến việc biến động về giáo viên và hiện tại các bạn giáo viên Phil đang làm tốt hơn nhiệm vụ này, nên lượng giáo viên bản ngữ sẽ hạn chế hơn, có thể nhiều mẹ sẽ vì thế mà không thích.
Kho học cụ siêu đa dạng, đa phần nền tảng dựa trên kỹ năng thực hành đồ handmade do chính tay các cô và các bé sản xuất theo mùa (phần này rất sáng tạo và là phần mình ưng ý nhất vì kho học cụ so với các trường mình đã đi qua cùng chương trình thực hành không hấp dẫn bằng).
Để tạo ra một kho học cụ phong phú và chất lượng như thế thật sự tốn kém và phải là người có định hướng lâu dài về giáo dục, có chiều sâu mới dám xuống tay đầu tư bởi kho học cụ trang bị theo kiểu hình thức thì không đắt tiền, thậm chí khá rẻ và dễ dàng mua được từ các cơ sở cung cấp vật tư giáo dục.
Mình đã từng đi qua nhiều trường, Quốc tế, Song ngữ,… nhưng mình chưa thấy cơ sở vật chất nào “chịu chi” để giúp các bé có thể hình dung, tưởng tượng và nắm bắt gần nhất với thế giới xung quanh đến vậy. (Cá nhân mình không thích những ngôi trường được đầu tư quá nhiều để PR rầm rộ, giáo dục rập khuôn theo đường lối cũ, những thứ mình đã được học và phương pháp mình đã tiếp cận khi nhỏ mà đến giờ các bé vẫn được dùng – và chú trọng vào cơ sở vật chất nơi ăn chốn nghỉ, hình thức bề ngoài nên đây không phải là các điểm mình list ra ở trên về khía cạnh cơ sở vật chất nhé).
Mình nghĩ giáo dục cũng như xã hội, luôn luôn vận chuyển và thay đổi, chương trình học cũng như thế mà nên được thêm/ bớt/ thay đổi/cải tiến theo từng năm trên cái cốt cơ bản cũ. Nếu nhìn các con học 6 năm qua mà chương trình không có gì khác biệt, vẫn là các cô và quyển giáo án cũ đó với những câu nói thuộc làu làu qua từng năm tháng thì mình sẽ không vui, vì với mình đó không phải là trao đổi kiến thức và thông tin, như vậy thì không cần cô, chỉ cần 1 radio hay 1 cái tivi tốt là đủ.
2: Cô giáo cực kỳ có tâm có yêu trẻ
Nhân tiện nói về cô giáo – phần con người luôn chiếm vai trò chủ chốt trong mọi tổ chức, đúng không ạ! Các cô cực kì có tâm và yêu bé, đây là điểm sáng của trường nên các mẹ muốn cho con nhỏ tiếp cận giáo dục sớm để đi làm thì mình khuyên không nên giao con cho giúp việc mà hãy cho con đi học đi – đừng giao con cho giúp việc nữa.
Cô giáo rất có tâm và yêu trẻ
Trẻ từ 6 – 8 tháng trở lên là trường tiếp nhận rồi, con đi học các mẹ sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều so với việc thuê giúp việc chăm con. Các cô giáo thường xuyên “feedback” về gia đình khi quan sát bản tính/hành vi của trẻ có gì thay đổi không trong một thời gian cụ thể. Có thể nói các cô là phần đáng yêu nhất của ngôi trường này. Chọn trường mình nghĩ là chúng ta chọn tư duy giáo dục của người “leader”: có thật sự tâm huyết với giáo dục hay không, yêu thích thương mại ở mức độ nào, nếu cho con theo học chúng mình nhớ nói chuyện qua với chủ trường để nắm bắt nhé. Vì tư duy của “leader” ra sao, họ sẽ “run business” của mình theo cách như vậy.
3: Một vài điểm chưa hoàn hảo ở Cánh Diều
Dù một ngôi trường có nhiều ưu điểm (ưu điểm này dựa vào tiêu chí đánh giá của gia đình mình) thì sẽ vẫn có những điểm chưa hoàn hảo khiến chúng ta phải đắn đo và suy nghĩ. Và mình cũng đánh giá về điểm mình cho rằng “có thể” cũng sẽ khiến các mẹ suy nghĩ như mình, nhé.
Đây là trường tư và trường đề cao cảm nhận của gia đình/học sinh, cộng thêm tư duy của leader theo kiểu “opened” và “connected”, vì thế sẽ có rất nhiều hoạt động/cách thức vận hành của trường được chia sẻ/hoặc không. Nhưng bằng một cách nào đó thông tin vẫn đến được chỗ chúng ta và theo đó các mẹ có thể quan sát được, ví dụ biến động về nhân sự, vân vân và mây mây… Tuy nhiên vì nhận ra được, nên đôi khi chúng ta sẽ thấy được vấn đề hay trục trặc nằm bên trong đó đang được giải quyết (tổ chức nào cũng có hiện hữu những vấn đề và cần xử lý hàng ngày/tháng/năm/định kỳ…) và nó có thể khiến chúng ta lo lắng.
Mình cũng đã trải qua giai đoạn này, và rồi sau khi suy nghĩ kỹ thì mình cho rằng có thể cách vận hành không hoàn toàn che giấu hay bưng bít mọi nguồn thông tin bất lợi cho trường cũng là 1 quan điểm giáo dục và có thể đó là “ưu điểm” của trường nếu như mình nhìn nhận theo một góc độ khác. Vì ít nhất, mình có thể thấy được môi trường học tập của con ra sao, có trục trặc gì không, và nếu có – đã được xử lý ở mức độ nào,… Mình còn có thể được lắng nghe, đóng góp ý kiến trong những khâu xử lý tình huống đó để mang lại lợi ích lớn nhất cho con mình, thì có thể chưa biết được đây là ưu điểm hay nhược điểm của trường nữa, đúng không nào?
Vài dòng review cho các mẹ đã inbox hỏi mình trong những ngày vừa qua, đây là chia sẻ dựa trên quan điểm giáo dục của riêng mình cùng gia đình. Hy vọng có thể giúp ích phần nào cho các mẹ tìm được sự lựa chọn phù hợp và ưng ý nhất cho mầm non của gia đình nhé.
Tái bút: Nếu các mẹ ở xa mà thích học cứ mạnh dạn thử xem nhé, đi lại có xe đưa đón nên chả xá gì vấn đề mấy km loanh quanh thành phố cũng là chuyện nhỏ thôi đúng không ????